Sáng tạo với 7 mẫu đồ dùng mầm non tự làm thú vị, ý nghĩa cho trẻ

Có nhiều ý tưởng để thiết kế đồ dùng mầm non tự làm. Giáo viên có thể kết hợp mô hình đồ chơi với hoạt động thực tế để nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Sử dụng đồ dùng mầm non tự làm sẽ kích thích sự sáng tạo và ham học hỏi cho trẻ. Hãy cùng Thể Thao Tuấn Vũ lưu lại một số đồ dùng tự làm mầm non gần gũi và thiết thực trong bài viết bên dưới.

1. Mục đích của việc sử dụng đồ dùng tự làm cho trẻ mầm non

Mỗi ngày có rất nhiều phế phẩm bỏ đi từ gia đình như: Chai nhựa, hộp đựng thức ăn, lõi giấy vệ sinh… Tuy nhiên những thứ đó có thể tận dụng để tái chế thành đồ dùng mầm non tự làm đẹp và ý nghĩa.

Sử dụng cá phế liệu, phế phẩm cùng với sự sáng tạo sẽ mang đến những món đồ chơi an toàn, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ với độ bền cao cho trẻ. Giáo viên có thể hướng dẫn trẻ tự do sáng tạo nên những sản phẩm mà trẻ yêu thích để tạo sự hứng thú trong mỗi bài học.

Có thể nói, đồ dùng, đồ chơi mầm non là một phần không thể thiếu với trẻ thơ. Đây sẽ là nguồn cảm hứng để tạo nên cảm xúc cho trẻ. Đồng thời thỏa mãn nhu cầu về phát triển thể chất, trí tuệ. Không những thế, sử dụng đồ dùng tự làm cho trẻ mầm non còn mang lại những lợi ích thiết thực sau:

Nâng cao khả năng giao tiếp.

Thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ.

Nâng cao khả năng nhận thức.

Cải thiện trí tưởng tượng và ý kiến cá nhân trong hoạt động nhóm…

2. Gợi ý một số đồ dùng mầm non tự làm

Giáo viên có thể mua đồ dùng mầm non tự làm hoặc tiết kiệm chi phí từ những vật dụng dễ kiếm hàng ngày. Sau đó biến tấu, sáng tạo thành những đồ dùng mầm non tự làm theo mẫu sau:

2.1. Đồ chơi mầm non cầu trượt

Sử dụng những miếng bìa carton bỏ đi, giáo viên có thể tạo thành mô hình những chiếc cầu trượt nhỏ xinh. Điểm tô thêm một chút màu sắc rực rỡ sẽ bắt mắt và tạo thêm hứng thú cho trẻ trong mỗi giờ học.

Cách làm khá đơn giản, giáo viên chỉ cần chuẩn bị một vài tấm bìa carton, bút màu, kéo, keo dán… là có thể thiết kế được món đồ chơi đẹp và bền bỉ cho học sinh.

2.2. Đồ chơi mầm non xích đu

Việc sử dụng đồ dùng tự làm của giáo viên mầm non sẽ giúp cho bài học phong phú và sinh động hơn. Trong đó, xích đu là trò chơi gần gũi với cuộc sống thường ngày của trẻ. Giáo viên có thể tự sáng tạo đồ chơi xích đu để làm dụng cụ trong giáo trình của mình.

2.3. Đồ chơi mầm non đu quay

Trong số các trò chơi của tuổi thơ thì đu quay trẻ em yêu thích. Mẫu đồ dùng tự làm mầm non này khá đơn giản, giáo viên nên tận dụng vật liệu tái chế để thực hiện. Hoặc có thể chuẩn bị sẵn vật dụng cần thiết như: Ống hút, keo dán, giấy bìa cứng, que kem, giấy màu… Sau đó, hướng dẫn trẻ sáng tạo nên đồ chơi đu quay yêu thích như: Đu quay mâm ngựa, đu quay tròn, đu quay 4 con giống, đu quay mâm xoay…

2.4. Đồ dùng đồ chơi góc học tập tự làm

Sử dụng những chi tiết đơn giản, gần gũi để làm đồ dùng, đồ chơi trong góc học tập sẽ tạo thêm hứng thú và đam mê cho học sinh. Giáo viên có thể tận dụng những miếng bìa cứng để làm tranh ảnh, cốc giấy làm lọ hoa… Đây là ý tưởng học tập thiết thực, ý nghĩa mà giáo viên mầm non có thể tham khảo và áp dụng.

2.5. Đồ dùng đồ chơi tự làm góc văn học

Ý tưởng sáng tạo đồ dùng mầm non tự làm trong góc văn học có thể kể đến như: Chú gà trống, cừu non,… ngộ nghĩnh, đáng yêu từ bìa carton hay mẫu cây cỏ, hoa lá, các loại quả giống trong các câu chuyện cổ tích. Thông qua bài học trong góc văn học, trẻ sẽ được khám phá những trò chơi ấn tượng để kích thích khả năng ghi nhớ và biết thêm nhiều điều bổ ích.

2.6. Đồ dùng đồ chơi chủ đề gia đình tự làm

Chỉ với những vật dụng đơn giản, dễ tìm như chai nhựa, ống hút, thép nhỏ, bìa cứng,… giáo viên có thể làm ra những món đồ chơi về gia đình ý nghĩa. Ví dụ như: Phích nước, giày dép, máy xay sinh tố, tủ lạnh, ngôi nhà… Thông qua từng đồ dùng, giáo viên có thể hướng dẫn trẻ cách sử dụng và những lưu ý cần tránh để đảm bảo an toàn cho bản thân.

2.7. Đồ dùng đồ chơi chủ đề nghề nghiệp tự làm

Cách làm đồ dùng mầm non chủ đề nghề nghiệp khá đơn giản. Giáo viên có thể biến tấu từ ruột bút bi, hộp nhựa đựng mì tôm… Cùng với đó là cho trẻ tự chọn nghề nghiệp mà mình yêu thích như: Giáo viên, bác sĩ, ca sĩ,…

Mỗi ngành nghề sẽ gắn liền với vật dụng liên quan. Ví dụ như: Bác sĩ có ống nghe, bơm tiêm; ca sĩ có micro; giáo viên có bảng, phấn… Tận dụng các vật dụng tái chế sẽ giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại những bài học bổ ích, lý thú cho trẻ.

Có nhiều ý tưởng để thiết kế đồ dùng mầm non tự làm. Giáo viên có thể kết hợp mô hình đồ chơi với hoạt động thực tế để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Thể Thao Tuấn Vũ hiện có nhiều loại đồ chơi mầm non cao cấp, an toàn cho bé. Nhà trường hãy cùng tham khảo để mang đến cho học sinh những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa mỗi lần đến lớp.

Bạn đang xem: Sáng tạo với 7 mẫu đồ dùng mầm non tự làm thú vị, ý nghĩa cho trẻ
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: