Hướng dẫn 3 cách làm đồ dùng đồ chơi mầm non tại nhà đơn giản, hữu ích nhất

Để gắn kết tình cảm gia đình, các bậc phụ huynh có thể tham khảo hướng dẫn của Thể Thao Tuấn Vũ về cách làm đồ dùng đồ chơi mầm non tại nhà sau đây!

Để giúp trẻ có sự phát triển toàn diện về tư duy và sự khéo léo trong các kỹ năng thường nhật, việc cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi là cần thiết. Đặc biệt, để gắn kết tình cảm gia đình, các bậc phụ huynh có thể tham khảo hướng dẫn của Thể Thao Tuấn Vũ về cách làm đồ dùng đồ chơi mầm non tại nhà sau đây!

1. Giá trị của các loại đồ chơi mầm non

Mầm non là lứa tuổi đang bắt đầu khám phá các kiến thức, sự vật, sự việc xung quanh thông qua nhiều phương thức. Trong đó, các món đồ chơi với sự đa dạng về màu sắc, chủng loại… đem lại sự thú vị và ham muốn tìm hiểu cho trẻ. Vì vậy, ngoài việc mua sẵn bên ngoài, cha mẹ có thể tìm hiểu cách làm đồ dùng đồ chơi mầm non tại nhà cho trẻ.

Khi làm đồ dùng đồ chơi, các bạn nhỏ sẽ có cơ hội tiếp thu được nhiều lợi ích. Ví dụ như:

1.1. Phát triển tư duy 

Đồ chơi tự làm cho trẻ có thể được tạo dựng dựa trên nhiều chủng loại, lĩnh vực khác nhau. Tạo cho trẻ sự hứng thú cũng như kích thích trí não, sáng tạo bằng việc thường xuyên khuyến khích trẻ tư duy.

1.2. Rèn sự nhanh tay, nhanh mắt

Tham gia khám phá các đồ chơi, trẻ sẽ được rèn sự nhanh tay, nhanh mắt khi phải kết hợp cả tay, mắt cùng tư duy não bộ. Tạo dựng cho trẻ tính nhanh nhạy trong việc tìm hiểu những điều mới lạ.

1.3. Tăng cường khả năng tập trung và sự kiên trì

Thông qua cách làm đồ dùng đồ chơi tại nhà, trẻ sẽ được rèn luyện tính kiên trì và theo thời gian, trẻ tự tìm tòi một cách thoải mái, tự do. Đồng thời sự hứng thú tự nhiên với đồ chơi cũng giúp trẻ tăng cường tập trung một cách hiệu quả hơn.

2. Một số cách làm đồ dùng đồ chơi mầm non

Cha mẹ có thể tùy theo khả năng mà tìm cách làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non với những mô hình khác nhau. Dưới đây, Thể Thao Tuấn Vũ sẽ chia sẻ một số cách làm đồ dùng đồ chơi mầm non đơn giản để cha mẹ tham khảo:

2.1. Làm trống lắc

Để tăng sự vận động tay, phát triển thính giác và tạo sự tập trung, hứng thú cho trẻ lứa tuổi mầm non, cha mẹ có thể cho con tiếp xúc với trống lắc. Quá trình tạo ra loại đồ chơi này khá đơn giản:

Chuẩn bị vật liệu: 

  • 02 hạt gỗ với màu sắc bắt mắt, có lỗ xỏ ở giữa.
  • 01 que gỗ.
  • 01 hộp tròn dẹt và rỗng.
  • 02 miếng giấy màu có kích cỡ bằng diện tích mặt hộp.
  • 01 miếng giấy màu dài để trang trí que trống
  • Băng dính hai mặt 
  • Dây len 
  • Súng bắn keo

Thực hiện như sau:

  • Đục một hoặc hai lỗ trên chiếc hộp đã chuẩn bị với kích thước vừa đủ sao cho khi luồn que gỗ qua để làm tay cầm sẽ có độ khít nhất định. Trường hợp hơi lỏng, có thể dùng thêm keo để cố định.
  • Đục thêm 2 lỗ ở 2 bên cạnh của hộp. Luồn phần dây len đã chuẩn bị qua 2 lỗ này.
  • Tại hai đầu của dây len, luồn 2 hạt gỗ rỗng vào. Thắt nút lại mỗi đầu để đảm bảo hai hạt gỗ không bị rơi ra ngoài hoặc tụt sâu vào trong.
  • Dán giấy màu lên hai mặt trống và phần que của trống để trang trí.

2.2. Làm đất nặn từ bột mì

Với tính năng dễ tạo hình tạo khối, đất nặn là loại đồ chơi được nhiều trẻ nhỏ yêu thích. Tuy nhiên, để an toàn hơn cho các bạn nhỏ, phụ huynh hoàn toàn có thể tự tạo ra đất nặn cho trẻ chơi từ bột mì với các bước như sau:

Chuẩn bị vật liệu:

  • Bột mì: 1 cốc
  • Muối: nửa cốc
  • Nước: nửa cốc
  • Phẩm màu tự nhiên từ lá dứa, nghệ…

Cách làm đồ dùng đồ chơi mầm non với đất nặn từ bột mì gồm các bước:

  • Đem bột mì, muối và nước đã chuẩn bị trộn đều vào với nhau. Nhào kỹ cho đến khi không còn cảm giác dính tay.
  • Thêm phẩm màu vào, nhào thêm một lần nữa cho đều.
  • Dùng chày cán mỏng bột rồi cho vào khuôn để tạo ra các hình thù khác nhau.
  • Đem nướng khoảng 30 phút dưới nhiệt độ 100 độ C. Nếu không có lò nướng, có thể phơi dưới ánh nắng mặt trời đến khô.

2.3. Mô hình Toán học: Ghép số với hình

Với sản phẩm này, trẻ vừa được thoải mái vui chơi, tự do sáng tạo vừa được làm quen dần với các con số. Trong khi đó, vật dụng cần chuẩn bị cũng như cách làm đồ dùng đồ chơi mầm non theo mô hình toán học này rất đơn giản.

Vật liệu chuẩn bị gồm:

  • Giấy cứng hoặc bìa cứng.
  • Thước kẻ.
  • Dao rọc giấy hoặc kéo.
  • Bút viết, cọ vẽ, màu.

Quá trình thực hiện gồm các bước như sau:

  • Chia các tấm bìa cứng thành các hình vuông kích thước tương đương. 
  • Dùng bút vẽ để chia hình vuông thành 4 phần bằng nhau. Trong đó, lưu ý để một khuôn nhỏ hình tròn kết nối giữa hình vuông nọ với hình vuông kia một cách hài hòa.
  • Vẽ các con số, hình ảnh, họa tiết khác nhau với nhiều chủ để ở từng mảnh.
  • Cắt các mảnh theo nét chia đã vẽ thành từng mảnh rời.
  • Cho bé sắp xếp lại các hình theo cặp số tương ứng.

Kết luận

Thể Thao Tuấn Vũ hy vọng rằng qua bài viết trên, phụ huynh đã biết một số cách làm đồ dùng đồ chơi mầm non tại nhà cho các bạn nhỏ của mình. Hãy cùng con trải nghiệm quá trình làm và chơi những loại đồ chơi thú vị này để giúp con phát triển toàn diện hơn nữa!

Bạn đang xem: Hướng dẫn 3 cách làm đồ dùng đồ chơi mầm non tại nhà đơn giản, hữu ích nhất
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: